1934 người đang online
  • ĐBP - Để nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng, ngành Kiểm lâm tỉnh đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, giám sát, bảo vệ rừng. Những thiết bị, phần mềm công nghệ đã giúp lực lượng kiểm lâm phát hiện, cảnh báo sớm các thay đổi bất thường, cập nhật chính xác những biến động về rừng và đất lâm nghiệp, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật…

  • Điện Biên TV - Với mục tiêu trở thành tỉnh trọng điểm trồng cây mắc ca trong khu vực Tây Bắc, thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã chủ động kêu gọi các nhà đầu tư, đầu tư dự án trồng cây mắc ca trên địa bàn tỉnh. Đến nay tỉnh Điện Biên đã chấp thuận chủ trương cho 13 dự án trồng cây mắc ca với quy mô hơn 85 nghìn ha, tổng vốn đầu tư hơn 15.550 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai thực hiện các dự án mắc ca trên địa bàn tỉnh còn khá nan giải bởi nhiều nguyên nhân và lý do.

  • ĐBP - Thực hiện nhiệm vụ được UBND tỉnh giao hướng dẫn, hỗ trợ UBND các huyện, thị xã, thành phố về công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và các dự án phát triển mắc ca trên địa bàn tỉnh, tháng 8/2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập một tổ công tác nhằm nâng cao năng lực cấp xã về công tác tuyên truyền các dự án liên quan đến công tác giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và các dự án phát triển mắc ca.

  • ĐBP - Xác định phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, vì vậy, trước diễn biến khó lường của khí hậu với thời tiết nắng nóng khô hạn kéo dài dẫn đến nguy cơ cháy rừng rất cao, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế các vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, công chức, người lao động thuộc lực lượng kiểm lâm đã tích cực xây dựng nhiều sáng kiến kinh nghiệm có tính ứng dụng cao, phục vụ hiệu quả trong công tác PCCCR.

  • Với chủ trương của UBND tỉnh Điện Biên, Mắc ca được xác định là cây đa chức năng, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây mũi nhọn phát triển kinh tế kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Theo đó, huyện Mường Chà đang tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án trồng cây Mắc ca trên địa bàn huyện.

  • Cây sâm là một loại cây thuộc dòng họ cây thân thảo, cây này mọc tỏa sát mặt đất và phân nhánh ở bên dưới củ và rễ được sử dụng làm thuốc, cây thuộc nhiều chi họ khác nhau nhưng chủ yếu là các loại thuộc chi Sâm. Sâm có rất nhiều loại với nhiều công dụng khác nhau như: Sâm Cau, Sâm Ngọc Linh, Sâm Vũ Diệp, Sâm Lai Châu … Do có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, các loài Sâm mọc tự nhiên này đã bị tìm kiếm, khai thác đến mức kiệt quệ trong tự nhiên.

1 
°